Nhanh chóng mang đến các giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực tre trúc, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu Tre trúc Ngọc Dương. Chúng tôi tập trung vào việc xây dựng các thiết kế độc đáo và thân thiện, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khách hàng.

Theo Dõi Chúng Tôi Trên:

Liên Hệ Với Chúng Tôi!

Liên hệ với Tre Trúc Ngọc Dương để được tư vấn báo giá miễn phí.

Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Top 10 Loài Tre Việt Nam Phổ Biến Nhất – Bạn Đã Biết Được Bao Nhiêu?

  • Home
  • Tin tức
  • Top 10 Loài Tre Việt Nam Phổ Biến Nhất – Bạn Đã Biết Được Bao Nhiêu?
Cây Tre Việt Nam

Tre là biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam, gắn liền với đời sống lao động, kiến trúc xanh, và nghệ thuật thủ công mỹ nghệ. Trong bối cảnh nhu cầu về vật liệu bên vững, thân thiện với môi trường gia tăng, cây tre Việt Nam trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Trong bài viết này, hãy cùng Tre trúc Ngọc Dương khám phá 10 loài tre phổ biến nhất tại Việt Nam để hiểu rõ hơn về đặc điểm và ứng dụng của chúng.

Tre Việt Nam – Biểu Tượng Của Làng Quê

Khai thác Tre tầm vông Việt Nam
Khai thác Tre tầm vông Việt Nam, vật liệu chuyên dùng để xây dựng kiến trúc nhà tre đẹp

Hình ảnh cây tre đã gắn bó mật thiết với làng quê Việt Nam, trở thành biểu tượng trường tồn trong văn hóa và đời sống của người dân. Những lũy tre xanh trải dài dọc bờ sông, bao quanh các ngôi làng, mang đến bóng mát và tạo nên cảm giác bình yên, thân thuộc.

Cây tre là nhân chứng cho sự phát triển của làng quê và là người bạn đồng hành trung thành của người nông dân qua mọi thời kỳ. Từ chiếc nón tre che nắng trên đồng, chiếc đòn gánh tre giúp chuyên chở mùa màng, đến những chiếc cổng tre mộc mạc chào đón khách ghé thăm, tre hiện diện trong từng khoảnh khắc của đời sống.

Tre Việt Nam dưới ngòi bút của nhà văn Thép Mới
Tre Việt Nam dưới ngòi bút của nhà văn Thép Mới mô tả là 1 loài cây anh hùng

Hơn cả giá trị vật chất, tre mang giá trị tinh thần sâu sắc. Những câu tục ngữ, ca dao về tre như “Tre già măng mọc” hay “Lũy tre làng giữ đất, giữ làng” thể hiện sự kiên cường, đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Tre là biểu tượng cho sức sống bền bỉ và là lời nhắc nhở về lối sống giản dị, chân thành, hòa hợp với thiên nhiên.

Ngày nay, dù làng quê Việt Nam có nhiều thay đổi, hình ảnh cây tre Việt Nam vẫn được trân trọng và giữ gìn. Tre là biểu tượng của một nền văn hóa đậm chất truyền thống và là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa làng quê mộc mạc và sự phát triển hiện đại.

Ứng Dụng Của Tre Trong Đời Sống Việt

Tre đã gắn bó với người Việt từ bao đời nay và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vào tính bền bỉ, linh hoạt và vẻ đẹp tự nhiên, tre được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng đến nghệ thuật.

Trong xây dựng, tre là vật liệu quen thuộc để làm nhà cửa, cột nhà, giàn giáo, và vách ngăn bằng tre. Những ngôi nhà tre truyền thống bền chắc, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên. Trong kiến trúc hiện đại, tre ngày càng được ưa chuộng để tạo nên các công trình xanh và bền vững.

Ứng dụng của tre luồng trong xây dựng
Ứng dụng của tre luồng trong xây dựng và sản xuất đồ nội thất

Đồ dùng gia đình được làm từ tre như rổ, rá, nong, nia, hay chõng tre đã trở nên quen thuộc với mọi gia đình Việt Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Ngày nay, các sản phẩm bàn ghế và đồ nội thất từ tre đang dần thay thế gỗ nhờ tính thẩm mỹ và thân thiện với môi trường.

Trong thủ công mỹ nghệ, tre là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm độc đáo như đồ trang trí, nhạc cụ truyền thống, và đồ dùng cá nhân. Những món đồ thủ công làm từ tre đẹp mắt, mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Đèn thả trần bằng mây tre cho nhà hàng
Tre Việt Nam được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ như Đèn mây tre, giỏ tre, bình phong tre, tranh tre…

Trong sản xuất giấy, tre được sử dụng làm nguyên liệu chính nhờ đặc tính sợi dài và chắc. Giấy từ tre bền, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng sử dụng các sản phẩm tái tạo và bền vững.

Cây cảnh, với những loại tre nhỏ gọn, được trồng để trang trí trong nhà hoặc ngoài sân vườn. Tre cảnh mang lại vẻ đẹp tự nhiên, tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ trong văn hóa phương Đông.

Những ứng dụng đa dạng của tre trong đời sống thể hiện giá trị của loại cây này và là minh chứng cho sự khéo léo, sáng tạo của người Việt. Tre là nguyên liệu quan trọng và cũng là một phần của văn hóa, lối sống.

Xem thêm về Thi Công Mái Lá Cọ Lợp Nhà – Giải Pháp Chống Nóng Hiệu Quả

10 Loài Tre Việt Nam Phổ Biến Nhất

Tre gai (Bambusa blumeana)

Bụi cây tre gai
Bụi cây tre gai, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ

Tre gai là một trong những loài tre phổ biến và quen thuộc nhất ở Việt Nam. Với hình dáng đặc trưng và nhiều công dụng hữu ích, tre gai đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Tre gai còn có tên gọi khác là tre lá ngắn, tre là ngà, tên danh pháp khoa học là Bambusa blumeana

Đặc điểm của Tre gai:

Tre gai là loài tre lớn, cao khoảng 25m, với thân hơi cong, đường kính gốc lên tới 15cm và lớp vỏ dày 2–3cm. Cây mọc thành bụi lớn, thân chia thành các đốt ngắn ngăn cách bởi mắt tre.

Phần cành chính tập trung ở nửa trên thân cây, trong khi phần dưới có cành nhỏ, mảnh và nhiều gai sắc nhọn. Lá tre gai mọc so le, thuôn dài như lưỡi mác, mỗi lá dài khoảng 20cm, ôm sát thân cây.

Những đặc điểm này giúp tre gai trở thành vật liệu bền chắc, phù hợp cho xây dựng và đồ thủ công mỹ nghệ.

Ứng dụng: Nhờ độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, Tre gai được sử dụng để làm nhà cửa, giàn giáo, hàng rào,…Tre gai còn được dùng để làm các vật dụng như rổ, rá, nong, nia,…

Ngoài ra, trong nông nghiệp, loài tre này còn dùng để làm cọc rào, cọc tre chống đỡ các loại cây trồng. Một số bộ phần của Tre gai được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tre gai còn được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Tre luồng (Dendrocalamus barbatus)

Hình ảnh cây luồng tại Thanh Hóa
Hình ảnh cây luồng tại Thanh Hóa

Tre Luồng, tên khoa học Dendrocalamus barbatus, còn gọi là luồng Thanh Hóa. là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Tre luồng là một loại tre đặc biệt, phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp.

Đặc điểm của Tre luồng

Đường kính lớn: Tre luồng có đường kính lớn hơn so với nhiều loại tre khác, với thân cây thẳng và chắc chắn.

Chiều cao: Cây tre luồng có thể cao tới 15-20 mét, tạo ra các đốt dài và ít nhánh.

Màu sắc: Thân tre có màu xanh khi tươi và chuyển sang màu vàng nhạt khi khô.

Ứng dụng của tre luồng:

  • Xây dựng và kiến trúc: Tre luồng thường được sử dụng để làm cột, kèo, và các cấu trúc xây dựng nhờ vào độ bền và khả năng chịu lực tốt.
  • Đồ nội thất: Với vẻ đẹp tự nhiên và độ bền cao, tre luồng được sử dụng để làm bàn ghế, giường, và các vật dụng nội thất khác.
  • Sản phẩm thủ công: Tre luồng là nguyên liệu tuyệt vời để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như giỏ, túi, và đồ trang trí.
  • Vật liệu thân thiện với môi trường: Tre luồng là vật liệu tự nhiên, tái tạo nhanh chóng và thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên.

Xem thêm về Tre luồng

Tre trúc (Trúc sào)

Trúc sào phân bố chủ yếu ở Cao Bằng và các tỉnh Tây Bắc
Trúc sào phân bố chủ yếu ở Cao Bằng và các tỉnh Tây Bắc Việt Nam

Cây trúc sào, thuộc họ Hòa thảo và có tên khoa học là Phyllostachys edulis, là một loài thực vật nổi bật với thân thẳng tắp, bề mặt láng mịn và khả năng phát triển nhanh chóng. Được các nhà thực vật học nghiên cứu từ năm 1906, trúc sào mang giá trị sinh thái đáng kể và được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và xây dựng kiến trúc nhờ vẻ đẹp tự nhiên và độ bền bỉ vượt trội. Đây là một trong những loài tre đặc trưng được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực.

Đặc điểm:

Trúc Sào là loại cây thân đốt, với thân mọc cách xa nhau từ 0,5 đến 1m, tạo không gian thoáng đãng. Cây cao khoảng 20m, đường kính thân từ 12 đến 20cm. Thân non phủ lớp lông mềm và phấn trắng, trong khi thân già chuyển màu từ lục sang vàng lục.

Các lóng cây có sự khác biệt rõ rệt: lóng gốc ngắn, lóng giữa dài đến 40cm. Lá mo có màu sắc bắt mắt, từ nâu vàng đến nâu tím, được phủ lông gai nâu. Cụm hoa dài 5–7cm, với các lá bắc nhỏ ở gốc, tạo thêm vẻ tự nhiên cho cây. Với cấu trúc thanh thoát và màu sắc hài hòa, trúc sào là lựa chọn lý tưởng cho trang trí và công trình xanh.

Ứng dụng: Sử dụng để làm rèm tre, vách ngăn trang trí, ốp vách trang trí tường và trần nhà, làm hàng rào, và đồ thủ công mỹ nghệ và rất nhiều ứng dụng khác.

Xem thêm về Cây trúc sào

Tre mạnh tông (Dendrocalamus asper)

Tre Mạnh Tông (Dendrocalamus asper) là một loài tre thuộc họ Hòa thảo, nổi bật với vẻ đẹp tự nhiên và sức sống mạnh mẽ. Xuất xứ từ Đông Nam Á, loài tre này phân bố rộng rãi ở Thái Lan, Malaysia và đã được trồng tại nhiều nơi khác như Sri Lanka, Madagascar và Việt Nam. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1927 bởi Schult. Backer, Tre Mạnh Tông ngày nay trở thành một phần không thể thiếu trong các dự án xây dựng và cảnh quan nhờ vào sự phát triển nhanh chóng và tính ứng dụng cao.

Cây tre Mạnh Tông Việt Nam
Cây tre Mạnh Tông, loài tre có đặc điểm nhận diện là khi cạo lớp vỏ, lộ ra lớp cật màu đỏ

Đặc điểm của Tre Mạnh Tông

Tre Mạnh Tông có thân gỗ cao từ 15-20m, đường kính 5-17cm, với vách thân dày (11-20mm) và mỏng dần về phía ngọn. Lá hình nêm, dài 41-48cm, rộng 7,1-7,5cm, với đầu lá nhọn kéo dài. Gân lá có 12-13 đôi, lưỡi lá cao 0,2-0,3cm, mép trên lồi lõm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, mỗi đốt có 3-4 hoa. Phiến mo hình ngọn giáo, phủ lông mịn, và có tai mo rộng 2cm. Lóng thân dài 40-50cm, màu xanh nhạt, phủ phấn và lông ngắn trắng vàng bao quanh các đốt.

Ứng dụng:

Măng tre mạnh tông có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, góp phần làm phong phú và đa dạng các món ăn truyền thống.

Thân tre mạnh tông là nguyên liệu lý tưởng cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng làm vật liệu xây dựng, cột nhà và hàng rào nhờ vào đặc tính bền vững và thân thiện với môi trường.

Hệ rễ phát triển mạnh của cây tre mạnh tông giúp cố định đất, ngăn ngừa xói mòn, bảo vệ môi trường và giữ gìn đất đai.

Tre vàng sọc (Tre mỡ, tre ngà)

Tre vàng sọc, hay còn gọi là tre mỡ, tre trổ, tre bụng phật, hoặc trúc phật bụng to, nó có tên khoa học là Bambusa vulgaris. Đây là một loài tre thuộc họ Cỏ (Poaceae). Loài tre này có nguồn gốc từ bán đảo Đông Dương và tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, nhưng đã được trồng rộng rãi và phát triển tự nhiên ở nhiều nơi, nó cũng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Tre vàng sọc nổi bật với kích thước lớn và dễ dàng nhận diện nhờ đặc điểm thân hình và màu sắc đặc trưng.

Giống tre vàng sọc Việt Nam
Giống tre vàng sọc Việt Nam

Đặc điểm của Tre vàng sọc

Tre vàng sọc (Bambusa vulgaris) phát triển thành bụi và không có gai. Thân cây có màu vàng cam nổi bật với các sọc xanh lục, trong khi lá có màu xanh đậm. Thân tre thường không thẳng, khó uốn cong và có độ cứng cao, dày, không dễ gãy. Loài tre này có thể đạt chiều cao từ 10 đến 20 mét và đường kính thân từ 4 đến 10 cm. Đốt tre hơi phồng, nhánh con dài từ 20 đến 45 cm, mọc từ các đốt tre. Lá của tre vàng sọc được bao phủ bởi một lớp lông mịn.

Trồng tre vàng sọc trang trí sân vườn
Trồng tre vàng sọc trang trí sân vườn

Ứng dụng:

Tre vàng sọc là loài tre cảnh đẹp, nổi bật với giá trị thẩm mỹ cao, là lựa chọn ưa chuộng trong trang trí không gian. Loài tre này thường được trồng ở sân nhà, khuôn viên biệt thự, công viên, nhà hàng hoặc các khu du lịch nghỉ dưỡng. Những khóm tre vàng lay động trong gió tạo nên vẻ đẹp bình yên, tươi mát, mang lại không gian thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.

Tre điền trúc (Bambusa oldhamii)

Bụi tre Điền Trúc
Bụi tre Điền Trúc

Tre điền trúc, còn được gọi là tre lục trúc, tre tàu hay tre lấy măng, có tên khoa học Bambusa oldhamii. Đây là loài tre chủ yếu được trồng để thu hoạch măng, với nguồn gốc từ Quảng Tây – Trung Quốc. Tre điền trúc đã được du nhập và phát triển ở Việt Nam như một cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Loài tre này không có sản lượng lớn và cho chất lượng măng ngon, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đặc điểm:

Tre điền trúc là loài tre có thân to và cao, có thể đạt đến 8m với đường kính lên tới 12cm. Thân cây thẳng, mọc thành bụi cách xa cây mẹ và không có gai. Lá cây to, màu xanh mát và bề mặt nhẵn, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Măng tre điền trúc lớn, ngọt, không có vị đắng, rất được ưa chuộng nhờ sản lượng cao, mang lại nguồn thu ổn định cho người trồng.

Loài tre này có tốc độ sinh trưởng trung bình và phù hợp với khí hậu nhiệt đới, ưa nắng. Cây có khả năng sinh trưởng trong dải nhiệt độ rộng từ 6 đến 36 độ C, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất đồng bằng, đất quanh ao hồ, đồi núi đến đất cơ giới nhẹ và đất xốp.

Ứng dụng: Tre điền trúc được dùng để lấy măng. Tre Điền Trúc có dáng đẹp, thường được trồng làm cảnh quan. Thân tre có thể được sử dụng để sản xuất bột giấy, ván ép,…

Tre Lồ Ô (Bambusa balcooa)

Tre lồ ô là một loại tre phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng Trung Bộ. Với thân hình cao lớn và nhiều ứng dụng, tre lồ ô đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Loài tre này có tên danh pháp khoa học là Bambusa balcooa

Nguyên liệu tre lồ ô
Nguyên liệu tre lồ ô

Đặc điểm của Tre Lồ Ô

Tre Lồ Ô có thân cây hơi cong, bề mặt nhẵn với lớp lông màu nâu hoặc xám bạc. Đường kính thân đạt khoảng 15 cm, các lóng dài từ 30 đến 60 cm. Thân cây màu xanh bạc khi non, chuyển dần sang xanh khi trưởng thành. Cành cây phát triển từ các lóng, dài từ 2-3m, với nhiều nhánh mọc từ mỗi chồi.

Lá của tre Lồ Ô có phiến dài 20-30 cm, rộng 2-4 cm, thuôn nhọn dần ở đầu, có các gân song song. Mo có bẹ hình thang, dài 20-30 cm, rộng từ 5-8 cm, phủ lông nâu. Hoa của cây chỉ nở khi già, mọc thành cụm với 3-5 hoa nhỏ, màu vàng lục hoặc tím, có kích thước khoảng 1-2 cm, và thường có nhụy với hai vòi.

Ứng dụng:

Cây tre lồ ô có nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống và các lĩnh vực khác nhau. Trong nông nghiệp, nó được dùng làm cán cuốc, xẻng, thúng, sọt và các công cụ khác. Măng non của tre lồ ô được chế biến thành các món ngon như canh măng, măng chua, măng khô trong các gia đình, nhà hàng.

Ngoài ra, tre lồ ô còn được sử dụng trong xây dựng như làm hàng rào tre, vách ngăn, nhà sàn, hay trong các quán bar, nhà hàng. Đặc biệt, cây tre này còn góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất và bảo vệ rừng tự nhiên, giúp giảm thiểu tác động của thiên tai.

Tre nứa (Schizostachyum)

Hình ảnh cây nứa
Hình ảnh cây nứa, loài cây cùng họ nhà tre phổ biến ở Việt Nam

Cây nứa (hay tre nứa) là một loài cây thuộc họ Tre, với tên khoa học là Schizostachyum. Đây là loài cây có thân mỏng, dài và thường mọc thành cụm, tạo nên những bụi cây xanh tươi bao phủ khắp các khu rừng. Nứa có thể phát triển chiều cao từ 10 đến 15 mét, với đường kính thân từ 4 đến 6 cm, mang đến sự vững chắc nhưng vẫn linh hoạt trong nhiều ứng dụng. Nứa rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là miền bắc.

Đặc điểm của Tre nứa:

Tre nứa có thân cao từ 10-15m, đường kính từ 4-6cm, được chia thành nhiều lóng dài từ 30-90cm với vách mỏng. Cành cây nhỏ, mềm, dài từ 50-70cm, mọc tại mỗi đốt, tạo nên dáng thanh mảnh. Lá nứa dài 10-30cm, rộng 3-7cm, đầu lá nhọn, gân lá nổi rõ. Mo nứa có lớp lông trắng mịn, bẹ mo rộng 7-8cm và cao 22-24cm. Hoa cây nứa mọc thành chùm nhỏ, màu vàng nhạt, tạo vẻ đẹp tinh tế.

Ứng dụng:

Cây nứa có nhiều ứng dụng trong đời sống nhờ tính linh hoạt và đặc tính bền bỉ. Nó được sử dụng để làm nông cụ, đồ gia dụng như rổ, rá, thúng và cán dụng cụ nông nghiệp nhờ vào độ dẻo dai và khả năng chịu lực tốt. Trong xây dựng, nứa được dùng làm phên nứa, vách ngăn, ốp tường và lợp mái, mang lại công trình bền vững, xanh.

Các sản phẩm nội thất và trang trí như bàn, ghế, đèn tre từ cây nứa tạo không gian mộc mạc và bền đẹp. Nứa cũng được chế tác thành đồ thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, đồng thời là nguyên liệu chế biến măng cho các món ăn truyền thống. Trong công nghiệp, tre nứa còn được dùng để sản xuất giấy, ván ép và làm chất đốt, cung cấp giải pháp thay thế bền vững.

Xem thêm về Cây nứa

Tre Tầm Vông

Cây tầm vông, hay còn được gọi là trúc Thái hoặc trúc Xiêm La, là một loài tre đặc biệt thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Với tên khoa học Thyrsostachys siamensis, loại cây này nổi bật nhờ hình dáng thon gọn, cứng cáp và tính ứng dụng đa dạng trong đời sống lẫn xây dựng. Tre tầm vông xuất hiện phổ biến ở các tỉnh phía nam như Bình Phước, Tây Ninh và xuất hiện ở Campuchia.

Nguyên liệu cây tre tầm vông
Nguyên liệu cây tre tầm vông

Đặc điểm:

Cây tre tầm vông nổi bật với thân thẳng, ít cong vênh và không có gai nhọn, có chiều cao từ 6 đến 14 mét, đường kính thân từ 2 đến 7 cm. Đốt cây thay đổi kích thước từ gốc đến ngọn, với đốt gốc ngắn (7-12 cm) và đốt thân có thể lên tới 40 cm ở vùng đất tốt.

Măng tre tầm vông có kích thước nhỏ, đặc ruột, màu trắng ngà và vị ngọt giòn, với một chút đắng nhẹ. Măng thường được sử dụng trong các món ăn đặc trưng của miền Tây, mang lại hương vị riêng biệt.

Lá tre tầm vông gồm lá mo quanh đốt và lá trên cành. Lá mo có tuổi thọ dài và phần bẹ ôm sát đốt. Lá trên cành thon dài, mỏng, với gân chính nổi bật và mép lá có các gai nhỏ, tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho cây.

Ứng dụng:

Cây tre tầm vông được ứng dụng rộng rãi nhờ vào độ bền, tính uốn dẻo và thân thiện với môi trường. Nó được sử dụng trong xây dựng như khung nhà, vách ngăn, và mái che, cũng như trong nội thất với các sản phẩm bền đẹp như bàn, ghế, giường.

Ươm giống tre tầm vông
Ươm giống tre tầm vông

Ngoài ra, tre tầm vông còn là nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ như giỏ, rổ, và vật dụng trang trí nghệ thuật. Trong nông nghiệp, nó làm cọc chống cho cây trồng và giàn bè nuôi thủy sản. Măng tầm vông, với vị ngọt giòn, cũng là đặc sản ẩm thực miền Tây.

Xem thêm về Tre tầm vông

Trúc phật bà (Trúc đùi gà)

Trúc Phật Bà, còn có tên gọi khác như trúc đùi gà, tre ống điếu hay trúc phật (tên khoa học: Bambusa ventricosa) là một loại tre độc đáo với những đốt thân phình to ở giữa, tạo hình giống như bụng của Phật. Chính vì thế mà cây mang tên gọi đặc biệt này.

Cây trúc Phật Bà (Trúc bụng phật)
Cây trúc Phật Bà (Trúc bụng phật)

Đặc điểm của Trúc Phật Bà

Trúc Phật Bà là loại cây mọc thành cụm, có chiều cao từ 1 đến 3 mét, đường kính thân từ 1 đến 4 cm. Thân cây có dạng cong sóng, với các gióng dài từ 1,5 đến 5 cm, phình lớn ở phần gốc giống hình dáng đùi gà. Vỏ thân có màu xanh thẫm, chuyển dần sang vàng khi cây trưởng thành, và các vòng đốt nhô lên khá rõ.

Lá cây hình mác, dài từ 12 đến 21 cm, rộng khoảng 1 – 2 cm, có đầu nhọn, gốc tròn hoặc hình tim. Mo thân có tai phát triển và lá mo hình mác, gốc hình tim. Măng cây xuất hiện vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7, cây phát triển chủ yếu qua thân rễ. Trúc Phật Bà thường được trồng làm cây cảnh nhờ hình dáng đẹp và thân cây còn được sử dụng làm gậy chống cho người cao tuổi.

Ứng dụng: Trúc bụng phật được sử dụng để làm cây cảnh trong nhà, sân vườn, tạo điểm nhấn cho không gian sống. Với dáng vẻ độc đáo, trúc Phật Bà còn được tạo hình bonsai, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra, nó còn được trồng thành hàng rào, tạo nên một hàng rào xanh tự nhiên.

Xem thêm về Cây Trúc Phật Bà

Tổng kết

Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa, có hàng trăm loài tre Việt Nam khác nhau. Ngoài 10 loài tre phổ biến mà Tre trúc Ngọc Dương đã liệt kê cho các bạn ở trên, chúng ta còn có 1 số loài tre phổ biến khác như: Tre hóp, tre lộc ngộc, tre bương, tre vầu, trúc cần câu, tre giang, trúc đen, tre rừng, tre sọc trắng và rất nhiều loài tre khác. Tre trúc Ngọc Dương sẽ cập nhật cho quý vị và các bạn ở 1 bài viết khác.

Chân thành cám ơn các quý độc giả và khách hàng đã quan tâm đến Tre trúc Ngọc Dương

Bản quyền bài viết thuộc về Tre trúc Ngọc Dương

5/5 (1 Review)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!
Gọi Ngay